Lịch sử hình thành Cấp_bậc_quân_sự_Lực_lượng_vũ_trang_Liên_Xô

Trước 1935

Sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga ra đời. Quân đội (khi đó gọi là Hồng quân công nông) chưa được quy định cấp bậc hàm sau khi bãi bỏ hệ thống cấp bậc cũ của Đế quốc Nga. Những người Bolshevik cho rằng hệ thống quân hàm là một di sản của sự phân cấp bất bình đẳng, vì vậy họ không dùng danh từ ngài sĩ quan (офицер) và thay bằng danh từ đồng chí chỉ huy (товарищ Командир). Một hệ thống cấp bậc bán chính thức được sử dụng để tạm thay thế cho hệ thống quân hàm, bằng cách gọi tắt chức vụ mà quân nhân đó nắm giữ. Chẳng hạn, комкор được gọi tắt từ Командир корпуса dùng để chỉ quân nhân giữ chức vụ Quân đoàn trưởng hoặc tương đương.

Năm 1924, một hệ thống phân hạng quân sự được áp dụng, phân thành 14 bậc từ K-1 (thấp nhất) cho đến K-14 (cao nhất). Hệ thống này còn áp dụng cho cả các cán bộ công tác trong quân đội tương đương ngạch sĩ quan, bao gồm Cán bộ Chính trị, Kỹ thuật, Hậu cần, Quân y và các lực lượng vũ trang khác. Tuy nhiên, không có bất kỳ quy định nào về kiểu dáng phù hiệu phân biệt cho hệ thống phân hạng trên.

Trong thời kỳ này, danh xưng Tổng tư lệnh (ГладКом) được dùng cho một số chỉ huy cao cấp, nhưng không được xếp vào bảng phân hạng.

Phân hạngHồng quân và Không quânHải quânCán bộ Chính trị
Ngoại hạngTổng tư lệnh
(ГладКом)
K-14Tư lệnh Tập đoàn quân bậc 1
(командарм 1-го ранга)
Tư lệnh Hạm đội bậc 1
(флагман флота 1-го ранга)
Chính ủy Tập đoàn quân bậc 1
(армейский комиссар 1-го ранга)
K-13Tư lệnh Tập đoàn quân bậc 2
(командарм 2-го ранга)
Tư lệnh Hạm đội bậc 2
(флагман флота 2-го ранга)
Chính ủy Tập đoàn quân bậc 2
(армейский комиссар 2-го ранга)
K-12Quân đoàn trưởng
(комкор)
Hải đoàn trưởng bậc 1
(флагман 1-го ранга)
Chính ủy Quân đoàn
(корпусный комиссар)
K-11Sư đoàn trưởng
(комдив)
Hải đoàn trưởng bậc 2
(флагман 2-го ранга)
Chính ủy Sư đoàn
(дивизионный комиссар)
K-10Lữ đoàn trưởng
(комбриг)
Thuyền trưởng bậc 1
(капитан 1-го ранга)
Chính ủy Lữ đoàn
(бригадный комиссар)
K-9Trung đoàn trưởng
(полковник)
Thuyền trưởng bậc 2
(капитан 2-го ранга)
Chính ủy Trung đoàn
(полковой комиссар)
K-8Tiểu đoàn trưởng
(комбат)
Thuyền trưởng bậc 3
(капитан 3-го ранга)
Chính ủy Tiểu đoàn
(батальонный комиссар)
K-7Đại đội trưởng
(капитан)
Phó thuyền trưởng
(капитан-лейтенант)
Chính trị viên cao cấp
(старший политрук)
K-6Trợ lý cao cấp
(старший лейтенант)
Thuyền phó cao cấp
(старший лейтенант)
Chính trị viên
(политрук)
K-5Trợ lý
(лейтенант)
Thuyền phó
(лейтенант)
K-4Tiểu đội trưởng
(старшина)
K-3Phụ tá Tiểu đội
(Младший комвзвод)
K-2Phân đội trưởng
(Отделённый командир)
K-1Binh sĩ
(Красноармеец)
Thủy thủ
(Краснофлотец)

Giai đoạn 1935-1940

I. S. Konev với phù hiệu cấp bậc Tư lệnh Tập đoàn quân bậc 2 năm 1940

Năm 1935, do yêu cầu chính quy quân đội và tổ chức khoa học, một hệ thống cấp bậc chính thức được đặt ra, đồng thời cũng lần đầu tiên quy định phù hiệu cấp bậc cho các quân nhân và cán bộ chính trị. Về cơ bản, đây là quy định về chi tiết các dấu hiệu cấp bậc trên cơ sở các danh xưng trong hệ thống phân hạng năm 1924. Tuy vậy, hệ thống phân bậc này cũng đánh dấu một bước cải tiến lớn so với hệ thống cấp bậc thời Đế quốc Nga, vốn khá rối rắm và không thống nhất, bằng cách thu gọn và chuẩn hóa hệ thống các cấp bậc giữa các quân binh chủng khác nhau. Tuy vậy, các bậc quân nhân tương đương cấp tướng vẫn duy trì các danh xưng căn cứ vào chức vụ để đặt tên gọi cấp bậc [1], khác với thông lệ của nhiều nước. Bên cạnh đó, hệ thống cấp bậc ở các binh chủng kỹ thuật cũng được quy định rõ hơn thời Đế quốc Nga.

Trong thời gian 5 năm, một số cấp bậc mới được đặt ra. Tháng 9 năm 1935, cấp bậc Nguyên soái Liên Xô (Маршал Советского Союза) được đặt ra để "tôn vinh các Cán bộ quân sự của Dân ủy và các chỉ huy xuất sắc nhất"[2]. Cấp bậc комбат cũng được đổi thành майор, từ đó chỉ có các quân nhân tương đương cấp bậc tướng mới có cấp bậc có tiền tố ком đứng đầu. Tháng 8 năm 1937, đặt thêm cấp bậc Trợ lý Sơ cấp (Младший лейтенант) và cấp bậc Chính trị viên sơ cấp (Младший политрук). Tháng 9 năm 1939, tiếp tục đặt thêm cấp bậc Phụ tá Trung đoàn trưởng (Подполковник) và cấp bậc Chính ủy Tiểu đoàn cao cấp (Старший батальонный комиссар).Hệ thống này tồn tại đến năm 1940, bao gồm 17 cấp.

Xem: Bảng cấp bậc hàm quân đội Xô viết 1935-1940

Giai đoạn 1940-1943

K.K.Rokossovsky với quân hàm trung tướng, năm 1941

Sau khi "Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau" được ký kết giữa Molotov, Bộ trưởng dân ủy ngoại giao Liên Xô và Ribeltroff, Bộ trưởng ngoại giao của Đệ tam đế chế Đức. Quân đội Xô Viết tiếp tục cải tổ về tổ chức để đối phó với cuộc chiến sắp diễn ra. Một loạt các tướng lĩnh "có vấn đề" bị giam cầm trong thời kỳ thanh trừng 1935-1938 được tha và đảm nhận ngay những vị trí chỉ huy vốn có của họ. Trong số này có các tướng: K. K. Rokossovsky, R. Ya. Malinovsky.

Hệ thống quân hàm cũng được sửa đổi. Về cơ bản vẫn giữ thang bậc như quy định năm 1935 nhưng thay đổi tên gọi: Bậc 1 nay được gọi là bậc trưởng, bậc 2 trở thành không có tên bậc kèm theo; đặt thêm các cấp tướng. Đối với lục quân và không quân đặt thêm các cấp bậc/chức vụ trung đội trưởng và cấp bậc/chức vụ phó từ đại đội đến tiểu đội; bỏ các cấp bậc/chức vụ trợ lý, trợ lý cao cấp, phụ tá và phân đội trưởng. Đối với ngành chính trị trong quân đội, đổi cấp bậc/chức vụ chính trị viên cao cấp thành chính trị viên bậc trưởng. Đối với hải quân, đổi cấp bậc/chức vụ thuyền trưởng bậc 1 thành Hải đội trưởng bậc 1, đổi thuyền trưởng bậc 2 thành Hải đội trưởng bậc 2, đổi thuyền trưởng bậc 3 thành thuyền trưởng bậc 1, đổi phó thuyền trưởng thành thuyền trưởng bậc 2, bỏ chức vụ thuyền phó cao cấp, thêm chức vụ thủy thủ trưởng (như Trung đội trưởng). Đến năm 1940 tất cả chính ủy tập đoàn quân bậc 1 và bậc 2 đều được nhận quân hàm Thượng tướng và Trung tướng (Mekhơlich, Bulganin, Giôđanov...). Trong ngành chính trị của quân đội Xô viết chỉ còn chính ủy quân đoàn trở xuống giữ cấp bậc/chức vụ theo bảng cấp hàm năm 1935.

Hệ thống cấp hiệu quân đội Liên Xô từ năm 1940 đến năm 1943

Số thứ tựCấp bậc/chúc vụMô tả cấp hiệuPhù hiệu kèm theoHình hiệu
1Nguyên soáiGồm một đôi cấp hiệu hình thoi, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ, viền kim tuyến, có một ngôi sao nổi lớn bằng kim loại màu vàng ở giữaTrên cổ tay áo bên phải có một ngôi sao nổi lớn theo bằng kim tuyến màu vàng.
2Đại tướngGồm một đôi cấp hiệu hình thoi, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ, viền kim tuyến, có 5 ngôi sao vàng, bốn ngôi ở bốn góc, một ngôi ở giữaTrên tay áo bên phải có 4 hình chữ V lớn thêu bằng chỉ màu vàng và một ngôi sao nổi bằng vải dạ màu đỏ viền vàng.
3Thượng tướngGồm một đôi cấp hiệu hình thoi, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ, viền kim tuyến, có 4 ngôi sao vàng, ba ngôi ở ba góc trái, phải và dưới, một ngôi ở giữa.Trên tay áo bên phải có 3 hình chữ V lớn thêu bằng chỉ màu vàng và một ngôi sao nổi bằng vải dạ màu đỏ viền vàng.
4Trung tướngGồm một đôi cấp hiệu hình thoi, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ, viền kim tuyến, có 3 ngôi sao vàng ở bốn góc trái, phải và dưới.Trên tay áo bên phải có 2 hình chữ V lớn thêu bằng chỉ màu vàng và một ngôi sao nổi bằng vải dạ màu đỏ viền vàng.
5Thiếu tướng và chính ủy quân đoàn bậc trưởngGồm một đôi cấp hiệu hình thoi, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ, viền kim tuyến, có 2 ngôi sao vàng ở hai góc trái và phải.Trên tay áo bên phải có 1 hình chữ V lớn thêu bằng chỉ màu vàng và một ngôi sao nổi bằng vải dạ màu đỏ viền vàng.
6Tư lệnh tập đoàn quân bậc 1 và chính ủy tập đoàn quân bậc 1Gồm một đôi cấp hiệu hình thoi, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ (lục quân), màu xanh da trời (không quân), màu đen (xe tăng), màu xám (pháo binh), màu xanh lá cây (biên phòng), có 1 ngôi sao vàng ở bên trá/phải.Trên tay áo bên phải có 1 ngôi sao năm cánh lớn thêu bằng chỉ màu vàng.
7Tư lệnh tập đoàn quân bậc 2 và chính ủy tập đoàn quân bậc 2Gồm một đôi cấp hiệu hình thoi, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ (lục quân), màu xanh da trời (không quân), màu đen (xe tăng), màu xám (pháo binh), màu xanh lá cây (biên phòng).Trên tay áo bên phải có 1 chữ V lớn thêu bằng chỉ màu vàng.
8Tư lệnh quân đoàn và chính ủy quân đoànGồm một đôi cấp hiệu hình bình hành, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ (lục quân), màu xanh da trời (không quân), màu đen (xe tăng), màu xám (pháo binh), màu xanh lá cây (biên phòng).Trên tay áo bên phải có 1 hình chữ V lớn thêu bằng chỉ màu vàng.
9Sư đoàn trưởng và chính ủy sư đoàn bậc trưởngGồm một đôi cấp hiệu hình bình hành, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ (lục quân, của các quân binh chủng khác xem 6:2), viền chỉ vàng, có 4 hình thoi nổi múi xếp lần lượt từ ngoài vào trong. Hình thoi của Sư đoàn trưởng màu đen, hình thoi của chính ủy màu đỏ.Trên tay áo bên phải của sư đoàn trưởng có 4 hình chữ V nhỏ thêu bằng chỉ màu vàng, của chính ủy có một ngôi sao bằng dạ màu đỏ.
10Đại táGồm một đôi cấp hiệu hình bình hành, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ (lục quân, của các quân binh chủng khác xem 6:2), viền chỉ vàng, có 4 hình chữ nhật nổi múi xếp lần lượt từ ngoài vào trong, của Đại tá màu đen, của chính ủy màu đỏ.Trên tay áo bên phải của đại tá bậc 1 có 3 hình chữ V nhỏ thêu bằng chỉ màu vàng, của chính ủy có một ngôi sao bằng dạ màu đỏ.
11Trung táGồm một đôi cấp hiệu hình bình hành, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ (lục quân, của các quân binh chủng khác xem 6:2), viền chỉ vàng, có 3 hình chữ nhật nổi múi xếp lần lượt từ ngoài vào trong. của Trung tá màu đen, của chính ủy màu đỏ.Trên tay áo bên phải của Đại tá bậc 2 có 2 hình chữ V nhỏ thêu bằng chỉ màu vàng, của chính ủy có một ngôi sao bằng dạ màu đỏ.
12Thiếu tá.Gồm một đôi cấp hiệu hình bình hành, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ (lục quân, của các quân binh chủng khác xem 6:2), viền chỉ vàng, có 2 hình chữ nhật nổi múi xếp lần lượt từ ngoài vào trong, của Thiếu tá màu đen, của chính ủy màu đỏ.Trên tay áo bên phải của trung đoàn trưởng có 1 hình chữ V nhỏ thêu bằng chỉ màu vàng, của chính ủy có một ngôi sao bằng dạ màu đỏ.
13Đại úyGồm một đôi cấp hiệu hình bình hành, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ (lục quân, của các quân binh chủng khác xem 6:2), viền chỉ vàng, có 1 hình chữ nhật nổi múi xếp ở giữa, của Đại úy màu đen, của Chính trị viên màu đỏ.Không có phú hiệu kèm theo trên tay áo.
14Thượng úyGồm một đôi cấp hiệu hình bình hành, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ (lục quân, của các quân binh chủng khác xem 6:2), viền chỉ xanh, có 3 hình vuông xếp lần lượt từ ngoài vào trong.Không có phù hiệu kèm theo trên tay áo.
15Trung úyGồm một đôi cấp hiệu hình bình hành, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ (lục quân, của các quân binh chủng khác xem 6:2), viền chỉ xanh, có 2 hình vuông xếp lần lượt từ ngoài vào trong.Không có phù hiệu kèm theo trên tay áo.
16Thiếu úyGồm một đôi cấp hiệu hình bình hành, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ (lục quân, của các quân binh chủng khác xem 6:2), viền chỉ xanh, có 1 hình vuông xếp lần lượt từ ngoài vào trong.Không có phù hiệu kèm theo trên tay áo.
17Chuẩn úyGồm một đôi cấp hiệu hình bình hành, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ (lục quân, của các quân binh chủng khác xem 6:2), viền chỉ xanh, có 4 hình tam giác xếp từ ngoài vào trong.Không có phù hiệu kèm theo trên tay áo.
18Thượng sĩGồm một đôi cấp hiệu hình bình hành, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ (lục quân, của các quân binh chủng khác xem 6:2), viền chỉ xanh, có 3 hình tam giác xếp lần lượt từ ngoài vào trong.Không có phù hiệu kèm theo trên tay áo.
19Trung sĩGồm một đôi cấp hiệu hình bình hành, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ (lục quân, của các quân binh chủng khác xem 6:2), viền chỉ xanh, có 2 hình tam giác xếp ở giữa.Không có phù hiệu kèm theo trên tay áo.
20hạ sĩGồm một đôi cấp hiệu hình bình hành, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ (lục quân, của các quân binh chủng khác xem 6:2), viền chỉ xanh, có 1 hình tam giác xếp ở giữa.Không có phù hiệu kèm theo trên tay áo.
21Binh sĩGồm một đôi cấp hiệu hình bình hành, đeo trên 2 cổ áo hai bên (cổ bẻ không hở), bằng dạ màu đỏ (lục quân, của các quân binh chủng khác xem 6:2), viền chỉ xanh.Không có phù hiệu kèm theo trên tay áo.

Giai đoạn 1943-1981

Sau Chiến thắng Stalingrad ngày 2/2/1943. Xô Viết tối cao Liên Xô ra sắc lệnh về hệ thống cấp bậc hàm mới. Về hình thức tương tự như hệ thống cấp bậc hàm của Nga Hoàng, nhưng không có cấp bậc thượng tá, được áp dụng đến sau chiến tranh. Đến năm 1981, Xô viết tối cao sửa đổi hệ thống cấp bậc hàm, giảm bớt các loại cấp hiệu, phù hiệu dùng cho lễ phục các loại, chỉ sử dụng thống nhất một loại cấp hiệu cho tất cả các loại quân phục. Khác với hẹ thống cấp hiệu từ 1935 đến 1940 và từ 1940 đến 1942, hệ thống cấp hiệu 1943 chỉ có loại sử dụng trên cầu vai, được gắn vào quân phục bằng cúc hoặc bật vai, không có loại sử dụng gắn trên cổ áo đứng. Khi dùng lễ phục, cổ bẻ được gắn phù hiệu, không gắn cấp hiệu. Hệ thống cấp bậc hàm của nước Nga hiện nay, một số nước thuộc Liên bang Xô viết trước đây và một số nước khác hiện nay (Trung Quốc Bulgari, Mông Cổ, Lào, Cuba và Công an nhân dân Việt Nam) tương đối giống về hình thức với hệ thống cấp bậc hàm của quân đội Xô Viết từ năm 1943 đến năm 1981. Các sĩ quan cấp tướng trở lên khi về hưu được cấp một bộ lễ phục thiết kế riêng với phù hiệu may liền vào cổ áo (cổ bẻ) và một đôi cấp hiệu đeo ở cầu vai.

Xem: Bảng cấp bậc hàm quân đội Xô viết 1943-1981

Giai đoạn 1982-1991

Bảng hệ thống cấp bậc hàm này được áp dụng trong Quân đội Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô), từ năm 1982 đến năm 1991.

Loại/hạngCấp hàm của các lực lượng vũ trang Xô viếtCấp hàm của Không lực, Pháo binh, Tăng-Thiết giáp, Thông tin và Năng lượng, Quân y, Quân pháp, đặc nhiệm và phục vụ kĩ thuật khácCấp hàm của Hải quân Xô Viết (gồm cả thủy quân lục chiến)
Chỉ huy tối caoTổng tư lệnh tối cao
(tiếng Nga: Генерали́ссимус Сове́тского Сою́за)Trong quân đội Xô viết có chức vụ này nhưng chưa bao giờ có cấp hàm tương ứng)
Sĩ quan cao cấp
hoặc
Sĩ quan cấp tướng soái
Nguyên soái Liên Xô
(Ма́ршал Совéтского Сою́за)
Nguyên soái tư lệnh Không quân Xô viết
(Гла́вный Ма́ршал Авиа́ции Совéтского Сою́за)
Nguyên soái tư lệnh các quân/binh chủng
(Гла́вный Ма́ршал ро́да во́йск)
Đô đốc Hải quân Liên Xô
(Адмира́л Фло́та Совéтского Сою́за)
Đại tướng
(Генера́л а́рмии)

Trước 1974

Đại tướng

(Генера́л а́рмии)

Sau 1974

Nguyên soái Không quân
(Ма́ршал авиа́ции
)
và Nguyên soái hoặc Đại tướng các quân/binh chủng
(Ма́ршал или Генера́л ро́да во́йск)
Đô đốc hạm đội
(адмира́л фло́та)

(1943-1955)

Đô đốc hạm đội

(адмира́л фло́та)

(1962-1994)

Thượng tướng
(генера́л-полко́вник)
Thượng tướng không quân
(генера́л-полко́вник авиа́ции)
Thượng tướng của các quân/binh chủng khác
(генера́л-полко́вник ро́да во́йск)
Đô đốc
(адмира́л)
Trung tướng
(генера́л-лейтена́нт)
Trung tướng không quân
(генера́л-лейтена́нт авиа́ции)
Trung tướng của các quân/binh chủng khác
(генера́л-лейтена́нт ро́да во́йск)
Phó đô đốc
(ви́це-адмира́л)
Thiếu tướng
(генера́л-майо́р)
Thiếu tướng không quân
(генера́л-майо́р авиа́ции)
Thiếu tướng các quân/binh chủng khác
(генера́л-майо́р ро́да во́йск)
Chuẩn đô đốc
(ко́нтр-адмира́л)
Sĩ quan cấp tá
hay
Sĩ quan trung cáp
Đại tá (tiếng Nga phiên âm la tinh:'Polkovnik)
(
полко́вник)
Đại tá không quân
(полко́вник авиа́ции)
Đại tácác quân/binh chủng khác
(полковник рода войск)
hạm trưởng hạng nhất
(капита́н 1-го ра́нга)
Trung tá
tiếng Nga phiên âm la tinh:Podpolkovnik)
(подполковник)
Trung tá không quân
(подполковник авиации)
Trung tá các quân/binh chủng khác
(подполко́вник ро́да во́йск)
hạm trưởng hạng nhì
(капита́н 2-го р́анга)
Thiếu tá
(майор)
Thiếu tá không quân
(майо́р авиа́ции)
Thiếu tá các quân binh chủng khác
(майо́р ро́да во́йск)
hạm trưởng hạng ba(капита́н 3-го р́анга)
Sĩ quan cấp úy
hay
Sĩ quan sơ cấp
Đại úy
(капита́н)
Đại úy không quân
(капита́н авиа́ции)
Đại úy các quân/binh chủng khác
(капита́н ро́да во́йск)
phó hạm trưởng
(капита́н-лейтена́нт)
Thượng úy
(ста́рший лейтена́нт)
Thượng úy không quân
(ста́рший лейтена́нт авиа́ции)
Thượng úy các quân binh chủng khác
(ста́рший лейтена́нт ро́да во́йск)
Thượng úy hải quân
(старший лейтенант)
Trung úy
(лейтена́нт)
Trung úy không quân
(лейтена́нт авиа́ции)
Trung úy các quân/binh chủng khác
(лейтена́нт ро́да во́йск)
Trung úyhải quân
(лейтена́нт)
Thiếu úy
(мла́дший лейтена́нт)
Thiếu úy không quân
(мла́дший лейтена́нт авиа́ции)
Junior Thiếu úy các quân/binh chủng khác
(мла́дший лейтена́нт ро́да во́йск)
Thiếu úy hải quân
'мла́дший лейтена́нт
)
Sĩ quan dưới bậc
hay còn gọi là
chuẩn sĩ quan
Chuẩn úy bậc nhất (tiếng Nga phiên âm la tinh: Senior Praporshchik)
(ста́рший пра́порщик)
Chuẩn úy không quân
(ста́рший пра́порщик авиа́ции)
chuẩn úy các quân binh chủng khác
(ста́рший пра́порщик ро́да во́йск)
Chuẩn úy hải quân bậc nhất (Midshipman)
(ста́рший ми́чман)
Chuẩn úy (tiếng Nga phiên âm la tinh: Praporshchik)
(пра́порщик)
Chuẩn úy không quân
(пра́порщик авиа́ции)
Chuản úy các quân binh chủng khác
(пра́порщик ро́да во́йск)
Chuẩn úy hải quân
(ми́чман)
Hạ sĩ quan
hay
Nhân viên thừa hành bậc dưới
Thượng sĩ nhất tiếng Nga phiên âm la tinh: Starshina)
(старшина́)
Thượng sĩ nhất không quân
(старшина́ авиа́ции)
Thượng sĩ nhất các quân/binh chủng khác
(старшина́ ро́да во́йск)
Thủy thủ trưởng phụ trách
(гла́вный корабе́льный старшина́)
Thượng sĩ
(ста́рший сержа́нт)
Thượng sĩ không quân
(ста́рший сержа́нт авиа́ции)
Thượng sĩ các quân/binh chủng khác
(ста́рший сержа́нт ро́да во́йск)
Thủy thủ trưởng
(гла́вный старшина́)
Trung sĩ
(сержа́нт)
Trung sĩ không quân
(сержа́нт авиа́ции)
Trung sĩ các quân/binh chủng khác
(сержа́нт ро́да во́йск)
Hạ sĩ quan hải quân bậc nhất
(старшина́ 1-й статьи́)
Hạ sĩ
(мла́дший сержа́нт)
Hạ sĩ không quân
(мла́дший сержа́нт авиа́ции)
hạ sĩ các quân binh chủng khác
(мла́дший сержа́нт ро́да во́йск)
Hạ sĩ quan Hải quân bậc nhì
(старшина́ 2-й статьи́)
Binh sĩ,
Thủy thủ,
Chiến sĩ không quân
Binh nhất
(ефре́йтор)
Binh nhất không quân
(ефре́йтор авиа́ции)
Binh nhất các quân/binh chủng khác
(ефре́йтор ро́да во́йск)
Thủy thủ chính thức
(ста́рший матро́с) или (ста́рший моря́к)
Binh nhì hay Chiến sĩ
(рядово́й) или (солдáт)
Binh nhì không quân
(рядово́й авиа́ции)
Binh nhì các quân/binh chủng khác
(рядово́й ро́да во́йск)
Thủy thủ học việc,
(матро́с) или (моря́к)

Liên quan

Cấp bậc quân sự Lực lượng Vũ trang Liên Xô Cấp bậc quân sự Liên Xô 1935–1940 Cấp bậc quân sự Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Cấp bậc Cảnh sát Nhân dân Trung Quốc Cấp bậc quân sự Lực lượng Vũ trang Nhân dân Lào Cấp bậc quân sự Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Cấp bậc quân sự Liên bang Xô viết (1918–1935) Cấp bậc khu tự quản ở Vương quốc Liên hiệp Anh Cấp bậc thiên thần trong Kitô giáo Cấp bậc Quân hàm Lục quân và Không quân VNCH